Trang Thông tin điện tử

xã Quang Thiện - Huyện Kim Sơn

Thứ bảy, 18/05/2024

Cẩm nang phòng chống Covid- 19

Chủ nhật, 29/08/2021

Cẩm nang phòng chống Covid-  19

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid- 19, việc trang bị những kiến thức cơ bản để các cơ quan, doanh nghiệp, người lao động đảm bảo sức khỏe phòng tránh lây nhiễm là điều hết sức cần thiết. Sau đây là một số nội dung chính trong Cẩm nang phòng chống Covid- 19


Covid- 19 là bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virút Corona gây ra còn gọi là vi rút Sarc- CoV- 2. Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp do tiếp xúc với dịch tiết mũi họng của người bệnh khi nói chuyện, ho, hắt hơi, qua giao tiếp trực tiếp, qua đồ vật, đưa tay lên mắt mũi miệng

Dấu hiệu mắc Covid- 19: Bệnh có biểu hiện như sốt, ho, khó thở, mất khứu giác. đau họng… Khi tiến triển nặng sẽ dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp cấp.

 Các vắc xin được sử dụng phổ biến trên thế giới là Astra Zeneca Pfizer, Moderna,  Sinopharm, Sinovac…

Các đường lây bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid 19

Lây truyền qua không khí tiếp xúc với nước bọt từ người ho hắt hơi. Virút sẽ xâm nhập vào đường hô hấp lây truyền trực tiếp khi tiếp xúc với người bệnh, bắt tay khi không thực hiện các biện pháp dự phòng, lây truyền trực tiếp khi tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm bẩn như bề mặt các vật dụng, điện thoại tay nắm cửa… Bởi vì virút có thời gian tồn tại khá lâu khi con người sờ vào các bề mặt đó rồi đưa lên mắt, mũi, miệng dễ bị nhiễm

Cần làm gì sau khi tiếp xúc với người nhiễm nghi nhiễm Covid- 19

Tự cách ly và báo cho chính quyền địa phương và cơ sở Y tế gần nhất

Hạn chế ra ngoài tránh tiếp xúc với người khác, đeo khẩu trang, rửa tay xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, giữ vệ sinh lau rửa và để nhà cửa thông thoáng, xúc miệng, nhỏ mắt, tăng sức đề kháng

Đến cơ sở y tế khi có một trong các dấu hiệu sau: sốt, ho mất, khứu giác, khó thở. Khám ở khu riêng tại bệnh viện, được lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm đặc hiệu, nhập viện cách ly hoàn toàn (nếu cần)

Các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid- 19  trong tình hình mới: 5K( khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế)

Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế

Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60 % cồn)

Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.

Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý

Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc, giữ khoảng cách khi giao tiếp, hạn chế tụ tập đám đông nếu bạn có dấu hiệu số, ho, mất khứu giác, khó thở..

Hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị

Theo dõi sức khỏe, tự cách ly, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch.

Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại tờ khai y tế .vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ điện thoại và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khỏe của bản thân.

Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid- 19 giúp bảo vệ bản thân và gia đình.

* Hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách:

- Đeo khẩu trang vải khi ra đi ra khỏi nhà:

 Đeo khẩu trang vải che kín cả mũi lẫn miệng, trong quá trình đeo khẩu trang tránh không dùng tay chạm vào bề mặt khẩu trang, chủ yếu cầm vào dây khẩu trang.

Khi tháo khẩu trang chỉ cầm vào phần dây đeo qua tai để tháo khẩu trang, tránh dùng tay nắm vào mặt trước của khẩu trang để tháo ra. Giặt sạch khẩu trang hằng ngày bằng xà phòng để dùng lại cho lần sau. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để phòng bệnh.

* Hướng dẫn đeo khẩu trang y tế đúng cách:

 Đeo khẩu trang y tế khi đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh Covid- 19 như: sốt, ho, khó thở, mất khứu giác

Chỉ sử dụng một lần rồi vứt vào thùng rác an toàn có nắp đậy

Nếu khẩu trang có hai màu xanh - trắng, khi đeo khẩu trang phải để mặt xanh ra ngoài do mặt màu xanh có tính chống nước, mặt màu trắng có tính hút ẩm nên quay vào trong để hơi thở thoát ra thấm vào khẩu trang.

Khẩu trang phải che kín cả mũi lên miệng, khi đeo khẩu trang tuyệt đối không sờ tay vào vì động tác sờ tay vào sẽ vô tình làm cho bàn tay lây nhiễm virút và các tác nhân gây bệnh khác sau đó truyền bệnh lại cho chính mình và những người xung quanh

Tuyệt đối không dùng tay cầm vào mặt khẩu trang để tháo ra.

Thói quen lấy tay vò khẩu trang lại sẽ gây lây nhiễm virút và các tác nhân khác cho bàn tay

Khi tháo khẩu trang chỉ được cầm vào dây đeo qua tai tháo ra cho vào thùng rác an toàn rửa tay ngay sau khi tháo bỏ khẩu trang

Rửa tay đúng cách với dung dịch rửa tay có cồn khi không có xà phòng và nước sạch

Thời gian rửa tay tối thiểu 30s

Rửa tay đúng cách bằng xà phòng và nước sạch:

Sử dụng nước sạch, tốt nhất là dưới vòi nước chảy để rửa tay

* Vệ sinh khử khuẩn môi trường tại nơi làm việc để phòng chống dịch bệnh Covid- 19

1. Khử khuẩn bằng chất tẩy rửa thông thường như chai xịt tẩy rửa đa năng dùng sẵn hoặc pha dung dịch tẩy rửa bồn cầu gia dụng theo tỷ lệ 10ml dung dịch tẩy rửa với 1 lít nước để thành dung dịch có khả năng diệt virút hoặc dung dịch chứa 0,05% clo hoạt tính sau khi pha, chỉ pha dung dịch đủ dùng trong ngày

2. Hãy ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa sử dụng găng tay cao su, khẩu trang khi thực hiện vệ sinh khử khuẩn

3. Đối với các bề mặt bẩn phải được làm sạch bằng xà phòng và nước trước khi khử khuẩn

4. Khử khuẩn ít nhất một lần/ngày đối với các vị trí nền nhà, tường, bàn ghế, đồ vật bề mặt có nguy cơ tiếp xúc và khu vệ sinh

* Người lao động cần làm gì để phòng chống dịch bệnh cvd 19 tại nơi làm việc

1. Người làm việc tại các vị trí phải tiếp xúc với khách hàng người dân cần đeo khẩu trang đúng cách theo hướng dẫn của bộ y tế

2. Hạn chế bắt tay hạn chế tiếp xúc với khách hàng trong khoảng cách dưới 1m nếu có thể

3. Tránh đưa tay lên mắt mũi miệng

4. Không khạc nhổ bừa bãi

5. Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như: cốc, chai nước, khăn tay

6. Che kín mũi miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, khăn vải, khăn tay hoặc khăn giấy. Giặt sạch khăn hoặc bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác sau khi sử dụng và rửa tay sạch, bỏ rác đúng nơi quy định

7. Rửa tay với xà phòng và nước sạch trước khi vào làm việc, sau giờ nghỉ giải lao, trước và sau khi ăn, chế biến thức ăn, Sau khi đi vệ sinh, Ho, hắt hơi, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, khi tay bẩn

8. Nếu phát hiện bản thân hoặc người làm việc cùng hoặc khách hàng có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở phải báo cho cán bộ phụ trách phòng chống dịch,và người sử dụng lao động để được tư vấn cách ly và điều trị kịp thời

* Hướng dẫn phòng chống dịch bệnh tại gia đình

- Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhất là khi đi ra ngoài và khi về nhà

- Hạn chế ra khỏi nhà khi không cần thiết, hạn chế tập trung đông người, giữ khoảng cách tối thiểu 1m tại các khu vực công cộng

- Kiểm tra thân nhiệt hằng ngày, thông báo kịp thời với cơ sở y tế các trường hợp có dấu hiệu sốt, ho, khó thở

- Thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết bluezone, Ứng dụng khai báo y tế

- Vệ sinh nhà cửa, lau rửa bề mặt: nền nhà, vật dụng bằng các chất tẩy rửa thông thường đặc biệt đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, công tắc điện vệ sinh ít nhất một lần trên ngày

- Không khạc nhổ, vứt rác khẩu trang bừa bãi. Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi; đảm bảo thông thoáng không khí trong nhà, thường xuyên mở cửa ra vào và cửa sổ, thu gom rác thải sinh hoạt hằng ngày và đổ đúng nơi quy định

* Hướng dẫn phòng chống dịch bệnh khi sử dụng phương tiện giao thông

- Bắt buộc đeo khẩu trang trong quá trình tham gia giao thông, rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi lên và xuống phương tiện giao thông, sau khi có tiếp xúc với người khác

- Không khạc nhổ, vứt rác khẩu trang bừa bãi trên phương tiện giao thông.

- Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi

- Phải cài đặt và bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động thông minh.

- Hạn chế tiếp xúc với các bề mặt, nói chuyện, ăn uống trên phương tiện giao thông.

- Thông báo ngay với y tế nếu thấy bản thân hoặc người khác đi cùng có một trong các biểu hiện sốt, ho, khó thở

* Hướng dẫn phòng chống dịch tại khu công nghiệp nhà máy xí nghiệp

-Không đi làm khi đang trong giai đoạn cách ly tại nhà hoặc có biểu hiện sốt, ho, khó thở

- Phải đeo khẩu trang khi đi đến nơi làm việc khi ra về và những thời điểm cần thiết

- Thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhất là trước khi đến và khi ra về trước và sau ca làm việc; không khạc nhổ vứt rác khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi; chủ động thường xuyên vệ sinh bề mặt làm việc các dụng cụ lao động và vị trí thường xuyên tiếp xúc của cá nhân bằng dung dịch sát khuẩn; hạn chế tụ tập đông người khi nghỉ giữa ca, nghỉ trưa; giữ khoảng cách tiếp xúc tối thiểu 1m khi ăn ca tại các khu công cộng, tại nơi làm việc; kiểm tra thân nhiệt hằng ngày thông báo kịp thời với người quản lý nơi làm việc và đến cơ sở y tế nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở

- Thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động thông minh

* Trách nhiệm của khách đến thăm và làm việc không được đến thăm và làm việc

- Nếu đang trong giai đoạn cách ly tại nhà hoặc có biểu hiện sốt, ho, khó thở; đeo khẩu trang trong suốt quá trình đến thăm và làm việc

- Rửa tay trước khi vào khu công nghiệp, nhà máy xí nghiệp và trước khi ra về

- Thực hiện giãn cách tối thiểu 1m khi làm việc hoặc tham gia các hoạt động tại nhà máy xí nghiệp

- Không khạc nhổ, vứt rác khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi; thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động thông minh

* Trách nhiệm của người được cách ly y tế tại nhà và nơi lưu trú

- Chấp hành việc tự cách ly tại nơi ở nơi lưu trú đúng thời gian quy định và có cam kết với chính quyền địa phương.

- Hằng ngày tự đo thân nhiệt và tự theo dõi sức khỏe, ghi kết quả và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khỏe thông báo cho nhân viên y tế cấp xã

- Thông báo ngay cho nhân viên y tế cấp xã phụ trách theo dõi khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh như sốt, ho, khó thở, mất khứu giác

- Không ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác

- Không ra khỏi nơi ở, nơi lưu trú trong suốt thời gian cách ly; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch rửa tay có cồn; không dùng chung các đồ vật vật dụng cá nhân: bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt..

- Thu gom khẩu trang, khăn giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng để xử lý theo quy định

- Không ăn chung, ngủ chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi ở, nơi lưu trú; đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, vận động cơ thể, tập thể dục nhẹ nhàng tại chỗ.

*Những điều cần biết khi tiêm chủng vắc xin phòng Covid- 19

- Trước khi tiêm chủng:

Mang theo chứng minh nhân dân/ căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế, sổ khám bệnh, giấy ra viện, đơn thuốc, phiếu tiêm các vắc xin khác sử dụng trong thời gian gần đây (nếu có)

Đeo khẩu trang, thực hiện thông điệp 5k khi đi tiêm chủng, ăn uống đầy đủ trước khi đi tiêm chủng

 Chủ động thông báo cho cán bộ y tế các thông tin sức khỏe cá nhân đặc biệt khi thấy phản ứng dị ứng của cơ thể.

Chủ động tìm hiểu và hỏi cán bộ y tế loại vắcxin phòng Covid bạn được tiêm và lịch tiêm mũi tiếp theo, các dấu hiệu có thể xuất hiện sau khi tiêm chủng và cách xử lý của cơ sở y tế và số điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp sau tiêm chủng

- Sau khi tiêm chủng:

- Theo dõi sức khỏe bản thân sau khi tiêm chủng, ở lại địa điểm tiêm chủng 30 phút sau khi tiêm để được cán bộ y tế theo dõi phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm chủng.

Khi về nhà, nơi làm việc chủ động theo dõi sức khỏe của bản thân trong vòng 14 ngày

Có thể gặp một số dấu hiệu thông thường sau tiêm vắcxin như sau: sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau ngứa sưng đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn..Đây là các phản ứng thông thường.

Các phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắcxin phòng Covid- 19  là hiếm gặp, dấu hiệu nghiêm trọng xuất hiện trong vòng vài giờ hoặc ngày đầu sau khi tiêm vắcxin phòng Covid- 19 như tê quanh môi hoặc lưỡi, phát ban môi, mình đỏ tím tái hoặc đỏ, nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng, thở dốc, thở kho khè, mạch yếu, chóng mặt, choáng váng, xây xẩm cảm giác muốn ngã. chân tay co quắp..

Dấu hiệu thông thường diễn biến nặng lên: sốt cao trên 39 °, sưng đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, đau cơ dữ dội, tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp sau khi tiêm vắcxin.

Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường nêu trên hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám, chuẩn đoán và xử lý kịp thời hoặc gọi điện đến cơ sở y tế để được hỗ trợ

Tiêm vắcxin phòng Covid- 19 là quyền lợi đối với bản thân là trách nhiệm đối với cộng đồng.

Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 57318

Trực tuyến: 2

Hôm nay: 99