Để mỗi người dân có cơ hội trở thành một doanh nhân số
Tỉnh Kiên Giang chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng chuyển đổi số, ứng dụng mạnh mẽ, tiên phong các công nghệ số, dữ liệu số trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Cùng với xu thế phát triển của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển kinh tế số, xem đây là bước "đột phá" trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á e-Conomy SEA lần thứ 7 với chủ đề "Vượt qua sóng cả, vươn mình ra biển" do Google, Temasek và Bain & Company thực hiện, công bố vào 27/10/2022, kinh tế số của Việt Nam đạt 23 tỷ USD trong năm 2022 và đang trên đà đạt 49 tỷ USD vào năm 2025, mức tăng trưởng nhanh nhất tại khu vực.
Cũng theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, lĩnh vực Công nghiệp ICT doanh thu ước đạt 148 tỷ USD, tăng trưởng 8,7% so với năm 2021. Đóng góp của kinh tế số cho GDP năm 2022 ước đạt tỷ trọng khoảng 14,26%, trong đó, kinh tế số ICT đóng góp khoảng 7,18%.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng, tốc độ phát triển kinh tế số nhanh; có xu hướng số hóa, chuyển đổi, ứng dụng công nghệ số nhanh, rộng trên nhiều lĩnh vực.
Góp phần hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng
Thời gian qua, công cuộc chuyển đổi số quốc gia do ngành Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng, triển khai thực hiện với mục tiêu kép: vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số lớn mạnh của Việt Nam để vươn ra thế giới ngày càng được lan tỏa sâu rộng trên toàn quốc.
Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tiếp tục khẳng định được vai trò tiên phong trong nghiên cứu, phát triển, đổi mới sáng tạo, làm chủ công nghệ, đóng góp quan trọng vào quá trình thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo, xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội số thiết thực, hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm, góp phần hiện thực hóa khát vọng vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Theo tính toán của Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ Thông tin và Truyền thông), quy mô nền kinh tế số Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng trên cả 3 khía cạnh: kinh tế số ICT, kinh tế số nền tảng và kinh tế số ngành trong suốt 3 quý năm 2022.
Trong đó, hoạt động có đóng góp nhiều nhất cho kinh tế số là hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin (chiếm khoảng 30% tổng giá trị đóng góp của kinh tế số), tiếp đến là thương mại điện tử (14,3%), sản xuất phần cứng (12,83%) và hoạt động có tốc độ tăng trưởng cao nhất là thông tin nội dung số (tăng gần 104% so với quý 1 năm 2022).
Lĩnh vực công nghiệp ICT doanh thu ước đạt 148 tỷ USD, tăng trưởng 8,7% so với năm 2021. Theo số liệu tạm tính, đóng góp của kinh tế số cho GDP năm 2022 ước đạt tỷ trọng khoảng 14,26%, trong đó, kinh tế số ICT đóng góp khoảng 7,18%. Số lượng doanh nghiệp công nghệ số đăng ký năm 2022 ước đạt 70.000 doanh nghiệp, tăng 9,5% so với năm 2021.
Năm 2022, các doanh nghiệp số Việt Nam tấn công mạnh mẽ thị trường nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt đã đầu tư kinh doanh, đi làm chuyển đổi số ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản.
Doanh thu từ thị trường nước ngoài về viễn thông của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đạt 3 tỷ USD; doanh thu của FPT về công nghệ thông tin, chuyển đổi số đã đạt 1 tỷ USD.
Chuyển đổi số hiểu một cách đơn giản nhất, là đưa toàn bộ hoạt động của người dân, doanh nghiệp, Chính phủ lên môi trường số một cách an toàn. Điểm cốt lõi, độc đáo, khác biệt của Việt Nam trong phát triển kinh tế số là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số bằng các nền tảng số Việt Nam.
Khi người dân, doanh nghiệp lên môi trường số, họ thấy được lợi ích, sẽ phát triển kinh tế số, xã hội số. Mỗi người dân có cơ hội trở thành một "doanh nhân số"; mỗi doanh nghiệp, mỗi hộ sản xuất kinh doanh có cơ hội trở thành một doanh nghiệp số.
Tính đến tháng 3/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố 35 nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; trong đó có 21 nền tảng số quốc gia do cơ quan nhà nước chủ quản, doanh nghiệp Việt Nam phát triển, làm chủ công nghệ lõi, sử dụng thống nhất trên toàn quốc, phục vụ hoạt động quản lý nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ công phục vụ xã hội. 14 nền tảng số quốc gia do doanh nghiệp làm chủ quản, làm chủ công nghệ lõi, cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu của cơ quan, doanh nghiệp và xã hội.
Các doanh nghiệp công nghệ số như VNPT, Viettel, CMC, FPT… có tiềm lực, có đóng góp lớn trong phát triển chính quyền số, kinh tế số với việc xây dựng các nền tảng số quốc gia.
Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hiện nay đã có bước tiến ở chỗ không chỉ gia công, lắp ráp cho nước ngoài. Với tinh thần "Make in Vietnam," các doanh nghiệp đã vươn lên, sản xuất, làm chủ những sản phẩm, nền tảng công nghệ chuyển đổi số trong nước.
Trưng bày sản phẩm chuyển đổi số của các đơn vị công nghệ thông tin. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Nhận thức được tầm quan trọng trong việc sử dụng các nền tảng số nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng các nền tảng xuất sắc, có uy tín với những ưu đãi để doanh nghiệp phát triển. Trong năm 2022, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số SMEdx tăng 481% so với năm 2021, đạt 256% so với kế hoạch đã đề ra.
Bên cạnh đó, việc thực hiện giải pháp trọng tâm nâng cấp hạ tầng số cũng được thúc đẩy nhanh chóng, đó là: phổ cập điện thoại thông minh tới người dân; phổ cập Internet cáp quang băng rộng tới hộ gia đình; phổ cập điện toán đám mây tới doanh nghiệp do Việt Nam làm chủ công nghệ lõi.
Bộ cũng đã xây dựng kế hoạch ngừng phát sóng 2G và chuyển băng tần của 2G cho các công nghệ di động tiên tiến hơn như 4G, 5G; đồng hành cùng với các doanh nghiệp công nghệ để cung cấp các thiết bị điện thoại, máy tính bảng chi phí thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế, thu nhập của người dân.
Sau dịch COVID-19, Việt Nam là một trong những quốc gia khôi phục các hoạt động "bình thường mới" một cách nhanh chóng. Một số thói quen, xu hướng tiêu dùng được hình thành, thúc đẩy trong đại dịch vẫn được duy trì, tiếp tục phát triển.
Thương mại điện tử trở thành "đầu tàu" trong sự tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam. Số liệu từ Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022, số lượng người mua tiêu dùng mua sắm trực tuyến đã tăng nhanh từ 33,6 triệu người năm 2017 lên 49,3 triệu người năm 2020 và 54,6 năm 2021, dự kiến là 57-60 triệu người trong năm 2022.
Các nền tảng thanh toán số được thúc đẩy, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai thí điểm Mobile Money; qua đó tận dụng các điểm giao dịch của doanh nghiệp viễn thông trở thành đại lý giúp người dân có thể nạp rút tiền...
Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, 2022 là năm tổng tiến công về chuyển đổi số. Chuyển đổi số đã trở thành toàn dân và toàn diện.
Tất cả các bộ, ngành, địa phương đã ban hành chương trình chuyển đổi số; 500 triệu tài khoản sử dụng các nền tảng số Việt Nam là con số lớn chưa từng có. Các giao dịch về kết nối chia sẻ dữ liệu đang tăng dần; các tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn bản đã được thành lập và đi vào hoạt động...
Tạo nền tảng, động lực thúc đẩy phát triển
Có thể nói, Việt Nam đã có hướng đi đúng đắn, ban hành sớm chiến lược về thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển kinh tế số, xã hội số.
Nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực này đã được ban hành, trong đó đáng chú ý là Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"; Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 phê duyệt "Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"...
Ra mắt Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài và triển khai ứng dụng eTax Mobile. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)
Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số được ban hành nhằm cụ thể hóa mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025, 30% GDP vào năm 2030 bằng 5 mục tiêu phát triển, 9 nhiệm vụ phát triển nền móng, 8 ngành, lĩnh vực phát triển của kinh tế số, 8 giải pháp trọng tâm, đồng thời cụ thể hóa 180 nhiệm vụ giao cho các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp tổ chức triển khai. Nhiệm vụ phát triển kinh tế số, xã hội số được đặt ở mức ưu tiên cao trong các chiến lược phát triển quốc gia.
Bộ Thông tin và Truyền thông nhận định Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia ban hành sớm Chiến lược này, dù đây là phạm trù mới (không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới).
Tại thời điểm trình ban hành mới có khoảng 14 quốc gia trên thế giới (chiếm 7%) ban hành chiến lược. Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tham khảo quốc tế một cách có chọn lọc, kết hợp với thực tiễn Việt Nam để xác định tường minh khái niệm về kinh tế số, xã hội số. Đây là điều kiện tiên quyết cho việc thống nhất hành động, thúc đẩy phát triển, quản lý, đo lường, giám sát.
Kinh tế số Việt Nam gồm 3 thành phần chính là Kinh tế số ICT (công nghiệp công nghệ thông tin, dịch vụ viễn thông); Kinh tế số nền tảng (là hoạt động kinh tế của các nền tảng số, các hệ thống trực tuyến kết nối giữa cung - cầu và các dịch vụ trực tuyến trên mạng); Kinh tế số ngành (là hoạt động kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực).
Trong 3 thành phần này, thành phần kinh tế số nền tảng và kinh tế số ngành còn nhiều dư địa phát triển. Định hướng phát triển kinh tế số của Việt Nam là đưa kinh tế số "thẩm thấu" mặc định vào từng ngành, lĩnh vực thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số.
Tại Diễn đàn Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam (Diễn đàn Make in Vietnam), các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam đều cho rằng, đầu tư phát triển hạ tầng số chính là con đường đúng đắn nhất để thúc đẩy kinh tế số.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, nhằm quán triệt, nhanh chóng cụ thể hóa chủ trương, định hướng của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển đất nước, định hướng cho phát triển ngành công nghiệp công nghệ số là ngành công nghiệp nền tảng, động lực thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội.
Ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho rằng 2022 là năm khởi động, bước đầu thiết lập thể chế gồm pháp lý, tổ chức quản lý, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số. 2023 là năm nền tảng, có tính chất bản lề thực hiện các mục tiêu đến năm 2025, do đó, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi số; chỉ đạo các doanh nghiệp đầu tư mở rộng, nâng cao chất lượng hạ tầng kết nối, hạ tầng IoT để đưa mọi hoạt động lên môi trường số, phủ sóng vùng lõm, triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ, đảm bảo đạt được chỉ tiêu tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt trên 80%, số hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt trên 80% vào năm 2025.
Chỉ tiêu này sẽ là cơ sở để điều chỉnh tính toán mức độ đóng góp của công nghệ số trong các ngành, các lĩnh vực tại các bộ, ngành, địa phương.
Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Chiến lược kinh tế số là khẳng định kinh tế số là động lực tăng trưởng mới, là sự chuyển đổi từ 80% kinh tế số dựa trên ICT thành 80% là dựa trên kinh tế số ngành, là sự nhấn mạnh vai trò của các nền tảng số Việt Nam, là sự thay đổi thể chế để chấp nhận các mô hình kinh doanh mới.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ 2023 sẽ là năm về dữ liệu. Đó là bảo vệ dữ liệu cá nhân; là công bố và xây dựng các cơ sở dữ liệu cấp bộ ngành và địa phương; là mở dữ liệu để kết nối chia sẻ; là an toàn dữ liệu.
Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cầm nhịp về năm dữ liệu, tạo ra sự thay đổi căn bản về dữ liệu. Tạo ra dữ liệu và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới là sự khác biệt căn bản của chuyển đổi số...
"10 năm tới sẽ là những chuyển dịch quan trọng: từ công nghệ thông tin sang công nghệ số; từ ứng dụng công nghệ thông tin sang chuyển đổi số; từ phần mềm riêng lẻ sang nền tảng số; từ gia công phần mềm sang Make in Vietnam; từ thị trường trong nước là chính sang thị trường quốc tế là chính; công nghệ trở thành lực lượng sản xuất cơ bản; nhân tài trở thành nguồn lực cơ bản; đổi mới trở thành động lực cơ bản" - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định./.
-
Thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID trên toàn quốc
Thứ hai, 07/10/2024
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia
Thứ sáu, 06/09/2024
-
Đẩy mạnh tuyên truyền việc chuyển đổi sang công nghệ 4G, hướng tới môi trường số
Thứ tư, 28/08/2024
-
Tập huấn, hướng dẫn khai thác, sử dụng chức năng Kho quản lý dữ liệu điện tử
Thứ năm, 08/08/2024
-
Ra mắt phần mềm phát hiện dấu hiệu lừa đảo qua điện thoại
Thứ bảy, 03/08/2024
-
Thúc đẩy chuyển đổi số trong các Hợp tác xã
Thứ hai, 29/07/2024
-
[Infographic] Chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực sinh trắc học kể từ ngày 1/7/2024
Thứ ba, 25/06/2024
-
Từ 1-7, chỉ dùng tài khoản VNeID khi làm dịch vụ công trực tuyến
Thứ tư, 12/06/2024
-
Ý nghĩa của dãy 12 số trên CCCD gắn chip hiện nay
Thứ năm, 06/06/2024
-
Từ 01/7/2024, trẻ em dưới 6 tuổi làm căn cước cần cung cấp thông tin gì?
Thứ năm, 06/06/2024
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
-
Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xuất bản
Ban hành: 21/11/2013
-
Quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa
Ban hành: 17/10/2014
-
Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng
Ban hành: 07/11/2014
-
Chương trình số 1Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, chất lượng đội ngũ đảng viên; hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền; chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, hội quần chúng các cấp, giai đoạn 2015 – 2020
Ban hành: 22/01/2016
-
Chương trình số 4Phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng nếp sống văn minh đô thị và phong cách ứng xử văn hóa của người dân thành phố Ninh Bình, giai đoạn 2015 - 2020
Ban hành: 10/03/2016
-
Kế hoạch thực hiện công tác toàn khóa số 4
Ban hành: 01/11/2016
-
Kế hoạch dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 2016-2020
Ban hành: 30/12/2016
-
Kế hoạch thực hiện chương trình toàn khóa số 2
Ban hành: 04/01/2017
-
Quyết định về việc ban hành trương trình công tác năm 2017
Ban hành: 19/01/2017
-
Kế hoạch sưu tầm, tư liệu, tài liệu, hiện vật để chuẩn bị trưng bầy tại nhà truyền thống thành phố Ninh Bình
Ban hành: 08/02/2017
Lượt truy cập: 78661
Trực tuyến: 42
Hôm nay: 243